Description
Thương hiệu | Marrantz |
Model | Marrantz HD-DAC1 |
Xuất xứ | |
Dòng | |
Thiết kế | Bộ giải mã DAC |
Dải tần | |
Mầu sắc | |
Trọng lượng | |
Kích thước (H x W x D) | |
Giá | Liên hệ |
Dải trầm sâu và nhanh, âm thanh khô mộc, chính xác, âm bass sấu lắng và mạnh mẽ, tiếng treble rõ ràng và cao vút
Rất kén khi phối ghép và chỉ phù hợp với 1 số dòng nhạc chũ tình
Uyển chuyển mềm mãi hài hòa dễ nghe phù hơp với dòng nhạc trữ tình pop, blues
GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
Giới thiệu Marrantz HD-DAC1
Aurender A10 là giải pháp hoàn hảo để thay thế nguồn phát đĩa CD bằng máy phát nhạc số độ phân giải cao. Máy được trang bị bộ giải mã DA cao cấp đồng thời với dung lượng lưu trữ bằng ổ cứng 4TB và một bộ nhớ đệm SSD 120GB, các ngõ xuất tín hiệu analogue tiêu chuẩn như unbalanced/ RCA và balanced/ XLR. Cũng như tất cả các model music server khác của Aurender, A10 sẽ đi cùng với trình điều khiển Aurender Conductor đã được thế giới đánh giá cao về tính hiệu quả và giao tiếp vô cùng trực quan. Phần mềm này được Aurender phát triển riêng giúp cho việc điều khiển và quản lý dữ liệu từ thư viện nhạc khổng lồ lưu trữ trong máy và cả trong các ổ NAS với tốc độ tìm kiếm và truy xuất tới bản nhạc yêu thích của bạn trong chớp mắt.
Thiết kế Bộ giải mã Netword Player Marantz NA8005
Với nhạc số, nếu bạn không muốn quá phức tạp trong việc cài đặt, thực sự linh hoạt trong tiện ích và có chất âm đủ tốt thì không có cách gì khác là phải mở hầu bao. Những thương hiệu như Aurender, Lumin, LINN đã trở nên khá phổ biến tại Việt Nam và được nhiều người sử dụng.
Tuy nhiên, các sản phẩm của Aurender và Lumin hay LINN vẫn được liệt vào dạng “đắt xắt ra miếng”, hay nhưng không rẻ. Và nó thường nằm ngoài tầm với của phần lớn các audiophile. Song với Aurender A10 thì giấc mơ về một music server hi-end không quá xa vời. Với có giá bán chỉ bằng 60%, hay 30% của những sản phẩm đầu bảng như N10 hay W20, A10 cũng đã có đầy đủ các tính năng tương tự cùng thiết kế không thua kém.
Cảm nhận đầu tiên khi khui thùng là sự chắc chắn, sắc sảo của thiết bị. A10 “mỏng cơm” hơn những music server đầu bảng như W20 hay N10. Nhưng không có nghĩa là nó mỏng mảnh. A10 nặng, đằm và rất chắc chắn. Với 4 biến áp nguồn cấp riêng cho các mạch xử lý tín hiệu khác nhau, A10 nặng hơn hầu hết các đầu CD thông thường.
Vỏ máy của Aurender có độ dày dặn và trau chuốt hiếm thấy ở những sản phẩm dưới 10.000 USD. Nó khiến tôi liên tưởng đến những cỗ máy cao cấp của Boulder hay Soulution.
Mặt trước của Aurender A10 có đồng hồ kỹ thuật số mô phỏng lại đồng hồ công suất như trên các power amplifier cổ điển McIntosh, Luxman, Threshold… Đồng hồ giả lập của A10 thể hiện mức âm lượng một cách chính xác từ -90dB tới 0dB. Bước chuyển âm lượng là 0,5dB, đủ tốt để phục vụ cho việc nghe về đêm.
Cũng bởi mạch điều khiển âm lượng có sẵn trên A10, mà chúng tôi có thể đấu trực tiếp tới một số power amplifier không qua pre-amplifier. Cách chơi này tương tự như trên một số đầu đĩa CD của Wadia hay Accuphase. Cá biệt, có một số audiophile lại thích chơi một cách “cô đọng” như vậy.
Trong một số trường hợp như đang thay đổi pre amplifier hoặc muốn trải nghiệm chính xác âm thanh của power amplifier hay dây tín hiệu (inter-connection), việc đấu trực tiếp từ nguồn phát (có volume) tới power amplifier rất hữu ích.
Các nút bấm ở mặt trước của A10 được bố trí gọn và lệch về phía phải. Cụm phím chức năng gồm 4 phím. Một phím danh mục, một phím chạy bài và hai phím tua bài bên dưới. Nút điều khiển âm lượng hình trụ tròn nằm sát rìa bên ngoài. Phía bên trái của máy là nút bấm tắt/bật máy.
Cảm nhận khi bấm trực tiếp trên mặt máy là độ nảy của phím tốt, sâu và chắc, mượt. Tốc độ xử lý của máy khá ổn. Bởi A10 được cấu hình như một music server hoàn chỉnh, đồng thời kiêm cả music player với các ngõ xuất tín hiệu Analog và mạch volume nên thời gian xử lý có độ trễ một vài giây.
Về độ trễ của A10, chúng tôi cho rằng có thể chấp nhận được. Bất kỳ một máy tính nào khi nhập liệu đều cũng cần một thời gian để xử lý dữ liệu. Bộ nhớ đệm của A10 dung lượng tới 120G cũng đã cho phép tăng tối đa tốc độ xử lý. Nếu so với một số music server khác thì A10 xử lý lệnh thuộc loại nhanh, ổn định và không bao giờ có hiện tượng treo máy phải khởi động lại.
Phần lớn thời gian trải nghiệm, chúng tôi sử dụng iPAD 2 để điều khiển máy. Chỉ cần download ứng dụng Aurender từ kho phần mềm của Apple, bật phần mềm trên iPad và cắm dây LAN vào A10 là 2 thiết bị tự động nhận nhau.
Với A10, chúng tôi trải nghiệm trên 3 nguồn nhạc chính là ổ cứng trong HDD máy, ổ cứng HDD di động cắm ngoài và nhạc streaming từ TIDAL.
Trước hết, chúng tôi sử dụng lệnh copy để nhập một số file nhạc chuẩn PCM nhạc Việt Nam và chuẩn DSD nhạc cổ diển vào ổ HDD gắn trong máy. Thời gian copy nhạc nhanh, có cảm giác còn nhanh hơn một chiếc máy tính có cấu hình trung bình.
Hệ thống chơi cùng dàn máy gồm bộ pre-power CAT và cặp loa Manger Z1. Dây điện và dây loa cùng dây tín hiệu của Van Den Hul. Ổ cắm âm tường Furutech, ổ cắm điện Nordost Qbase V2. Lọc điện QK1, QV2. Chúng tôi chống rung cho máy bằng tấm kê có xả nhiễu của Tiglon.
Chúng tôi bắt đầu nghe thử với một số ca khúc trữ tình nhạc Việt Nam được thu bởi Thúy Nga, Asia, Làng Văn… Có thể nói, với một dàn máy đủ tốt thế này, người nghe mới cảm nhận được rõ hơn về tài năng và công nghệ hòa âm, phối khí của các nhạc sỹ, kỹ sư âm thanh.
Với những tác phẩm như Đố Ai (Như Quỳnh), Trời Còn Mưa Mãi (Ngọc Lan), Anh Đến Thăm Em Đêm 30 (Bằng Kiều)… thì xét cả trên góc độ nghệ thuật lẫn kỹ thuật sản xuất, chúng hoàn toàn có quyền xếp ngang với những tuyệt phẩm của nước ngoài.
Điều cảm nhận rõ nhất là một nền âm tĩnh, sạch cho phép các chi tiết âm nhạc, âm thanh nổi khối và định hình rõ ràng trong không gian. Kích thước của sân khấu khá rộng, chiều sâu của sân khấu ở mức cân bằng, không tiến, không lùi.
Giọng hát của ca sĩ có hình khối cụ thể, vững và dầy dặn nằm chính giữa không gian phòng. Hiệu ứng âm thanh nổi này cho người nghe cảm giác như ca sỹ đang đứng trước mặt trình diễn. Đây cũng là yếu tố bắt buộc phải thực hiện được của mỗi nguồn phát hi-end.
Tuy sử dụng DAC Chip AK4490 (duo mono), cùng loại giải mã trên một số đầu CD cao cấp của Accuphase nhưng chất tiếng của Aurender A10 lại rất khác. Trong khi âm nhạc của Accuphase luôn có độ lả lướt, đằm đượm nhất định thì A10 lại hướng đến tính cân bằng ở từng dải tần và độ mở tần số về hai cực cho những dải âm cao và trầm tốt.
Với nhạc cổ điển, những hài âm cao của các nhạc cụ như symbal, bộ dây, triangle… được A10 tái hiện tốt, rõ ràng, rộng mở và tơi dịu. Có lẽ do sử dụng mạch cấp nguồn độc lập cho server, mạc digital và DAC cộng với triết lý thiết kế tối thiểu hóa link kiện mà độ nhiễu, méo tín hiệu của A10 thuộc loại thấp. Do đó mà năng lượng tái tạo dải treble hay bass luôn ổn định, dồi dào và được kiểm soát tốt.
Khi chuyển qua trải nghiệm với nguồn nhạc từ ổ cứng rời HDD ngắm ngoài, có một chút thay đổi nhỏ. Việc đọc dữ liệu từ ổ cứng ngoài thường khó đòi hỏi độ chính xác và ổn định như chơi nhạc từ ổ gắn trong. Tuy nhiên, A10 đã thu hẹp khoảng cách này đến mức thấp nhất có thể với giải pháp bọc chống nhiễu cho cổng USB.
Do vậy, trải nghiệm nghe giữa ổ cứng gắn trong và ổ cứng kết nối ngoài chỉ có một chút khác biệt, và cũng chỉ có thể cảm nhận được trên một số dòng nhạc. Điểm khác biệt lớn nhất, có lẽ là độ tương phản động. Độ tương phản động của âm nhạc chơi từ ổ HDD gắn trong cao hơn khoảng 15%-20% so với ổ cứng ngoài. Sự khác biệt này chỉ cảm nhận được khi nghe những thể loại nhạc có kết cấu và giai điệu phức tạp như nhạc cổ điển dàn lớn, nhạc rock nặng.
Còn lại, với nhạc nhẹ, nhạc trữ tình hoặc nhạc jazz có lời mà người chơi máy ở Việt Nam vẫn quen gọi là “nhạc Audiophile” hay “nhạc vocal” với cấu trúc dàn nhạc chỉ có trống, contrabass, piano và một giọng hát thì không có sự khác biệt.
Trải nghiệm cuối cùng, cũng là trải nghiệm mà chúng tôi dành nhiều thời gian nhất bởi nó quá lôi cuốn, đó là nghe nhạc streaming truyền trực tiếp từ ứng dụng cung cấp nhạc online TIDAL.
Thật tốt khi A10 có tích hợp nghe nhạc từ TIDAL. Sau khi nhập username và password vào giao diện TIDAL trên máy, tất cả những gì phải làm là nghĩ nhiều nhất có thể đến tên ca sỹ, album, ca khúc kinh điển từng muốn nghe mà chưa có đĩa và gõ vào cửa sổ tìm kiếm.
Có thể nói, TIDAL là một cánh cửa mở vào thế giới âm nhạc cho những người yêu nhạc. Mà không chỉ có thế, âm nhạc được tái hiện với chất lượng cao trên những sản phẩm hi-end càng đẩy cảm xúc âm nhạc thêm trọn vẹn.
Vốn yêu thích nhóm heavy metal Steel Heart, tôi chọn 2 tác phẩm kinh điển là She’s gone và Everybody loves Eileen. Không chỉ hay về giai điệu mà 2 ca khúc rock này có những beat trống thực sự kinh ngạc, đáng để nghe và trải nghiệm.
Tôi đẩy âm lượng của thiết bị lên cực lớn để nghe rock cho đã. Ngay từ đoạn solo trống đầu tiên của bản Everybody love Eileen, căn phòng như chao đảo trong từng nhịp đập của dàn trống. Tuy âm thanh rất uy lực và mạnh mẽ, nhưng thực ra, lại êm và sướng tai. Chắc hẳn những người yêu rock và yêu sự cuồng bạo của heavy metal sẽ hài lòng với trải nghiệm này.
Ngay cả với những đoạn cao trào với tiếng trống, tiếng guitar accord và guitar solo lảnh lót như xé toạc không gian thì vẫn không có hiện tượng méo tiếng dù là nhỏ nhất. Chúng tôi, những “con nghiện” của heavy metal hoàn toàn hài lòng với trải nghiệm dữ dằn nhưng đầy tinh thần âm nhạc ấy.
Chuyển sang một trải nghiệm khác giàu tính trữ tình, đó là bản Hello của nam danh ca Lionel Richie. Lần đầu tiên được nghe Hello qua sóng FM trên radio, sau này nghe trên băng cassette cũng trên những chiếc radio có kèm loa nhỏ, tôi mới chỉ cảm nhận được cái hay của giai điệu, ca từ.
Chỉ đến khi được nghe một bản thu tốt từ TIDAL, tôi mới hình dung được cái hay trong phối khí của tác phẩm kinh điển này. Từng nhịp trống, từng note guitar bass hòa quyện, nổi khối trong không gian, đằm đượm, chắc nịch. Đoạn solo guitar thùng đậm chất romance. Ca khúc được trình diễn xuất sắc tới mức chúng tôi phải nghe lại nhiều lần.
Rồi cứ thế, hết tác phẩm này đến tác phẩm khác, chúng tôi trải nghiệm và khám phá một cách thích thú. A10 cho phép khai thác tối đa kho nhạc khổng lồ của TIDAL, chỉ e rằng không có thời gian mà nghe nhạc.
Nếu so với việc nghe đĩa CD vật lý, có ý kiến cho rằng nghe nhạc streaming hơi thiếu độ mộc mạc. Nhưng ngược lại, nghe streaming trên thiết bị tốt như A10 lại có một nền âm tĩnh, sạch, và trên hết, vô cùng tiện dụng bởi chỉ ngồi một chỗ và tận hưởng vẻ đẹp của âm nhạc không giới hạn.
Có thể thấy A10 là đối tác tốt của những dàn máy hi-end có trị giá tới trên 30.000 USD như hệ thống CAT và Manger mà chúng tôi đã trải nghiệm. Khi đã có A10 cộng với một tài khoản nghe nhạc trực tuyến như TIDAL, điều băn khoăn nhất của chúng tôi là làm sao để có thể sắp xếp được thời gian để nghe nhạc tối đa!