Description
ALBUM: CHUYỆN BUỒN TÌNH YÊU
A
- CHUYỆN BUỒN TÌNH YÊU
(MẶC THẾ NHÂN) – THẾ CHÂU
- CON ĐƯỜNG MANG TÊN EM
(TRÚC PHƯƠNG) – CHẾ LINH – THANH TUYỀN
- XIN ANH GIỮ CHỌN TÌNH QUÊ
(DUY KHÁNH) – DUY KHÁNH
- MỘT CHUYẾN BAY ĐÊM
(HOÀI LINH) – THANH THÚY
B
- XÓM ĐÊM
(PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG) – THÁI CHÂU
- NỖI BUỒN GÁC TRỌ
(MẠNH PHÁT – HOÀI LINH) – PHƯƠNG DUNG
- CHUYẾN ĐI VỀ SÁNG
(TT.THANH – MẠNH PHÁT) – THANH THÚY
- TIẾNG CA ĐÓ VỀ ĐÂU
(CHÂU KỲ) – MINH HIẾU
Khả năng tái tạo âm thanh linh hoạt, có độ động tốt, ưu điểm rõ ở sân khấu âm thanh rộng
Âm thanh trong trẻo, dịu dàng ấm áp, không quá sang trọng, kiểu cách nhưng không quá buông thả dễ dãi
Âm thanh rất sâu và chia lớp khá rõ
Tai nghe cao cấp dành cho iPhone, iPod, iPad
Thiết kế mang phong cách hiện đại chú trọng về màu sắc thời trang
Tai nghe là sự kết hợp tuyệt vời giữa vải dệt và da cừu
Phù hợp với thể loại nhiều thể loại nhạc
Dải cao hơi sắc lạnh nhưng bù lại độ động tốt, khả năng trình diễn rất đĩnh đạc, các dải tần tách bạch, chi tiết, dày tiếng âm trần có uy lực
Trình diễn rất nhẹ nhàng, tĩnh nhưng đảm bảo đầy chi tiết hài âm cực tốt, cuốn hút người nghe đặc biệt với những bản thu JAZZ, BLUES
GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
Giới thiệu về dòng nhạc Bolero
Bolero Việt Nam (tiếng Tây Ban Nha: Bolero) là một điệu nhạc của Mỹ Latinh du nhập vào Việt Nam Cộng hòa từ đầu thập niên 1950 và phổ biến trong các bài hát tại miền nam Việt Nam từ thập niên 1950 đến nay. Điệu Bolero không chỉ sử dụng trong các ca khúc nhạc vàng mà còn xuất hiện lác đác trong các nhạc phẩm khác của Tân nhạc Việt Nam, và nhạc vàng theo nghĩa phổ thông không chỉ theo điệu Bolero (một số theo điệu Rhumba, Slow, Habanera,…) tuy nhiên hầu hết các bài hát Bolero ở Việt Nam đều mang đậm chất dân ca, giai điệu đều, chậm, lời ca vần và dễ thuộc, chủ đề đơn giản, ít có tính hình tượng và mang tính triết lý.
Bolero là một dòng nhạc. Các bài hát theo điệu bolero đầu tiên là Nắng chiều (Lê Trọng Nguyễn), Trăng phương Nam (Anh Hoa), Chiều trong rừng thẳm (Anh Việt) sáng tác trước 1954, và về sau phần lớn là mang âm hưởng dân ca Nam Bộ, có tính bình dân hơn.
Quá trình phát triển dòng nhạc Bolero
Tại Việt Nam, điệu bolero du nhập vào Việt Nam Cộng hòa vào khoảng thập niên 1950, lúc đó phong trào tân nhạc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ; nhiều nhạc sĩ bắt đầu sử dụng nhạc điệu phương Tây thay cho nhạc điệu phương Đông truyền thống. Không có tài liệu nào cho biết chính xác bài đầu tiên là bài gì, tuy nhiên một số nơi cho rằng bài Duyên quê của Hoàng Thi Thơ có thể là bài đầu tiên (Vũ Đức Sao Biển).
Cứ thế, nhiều ca khúc miền Nam viết theo điệu bolero lần lượt ra đời. Từ thập niên 1960 đến thập niên 1970 là những năm đỉnh cao của giai điệu này. Lúc đó rộ lên phong trào “Thời trang nhạc tuyển” mà những bài nhạc bolero được được thâu một cách đại trà vào băng cassette hoặc đĩa vinyl. Một số ca khúc tiêu biểu là Những đồi hoa sim (Dzũng Chinh phổ thơ Hữu Loan), Tàu đêm năm cũ, Nửa đêm ngoài phố (Trúc Phương), Thành phố sau lưng (Hàn Châu), Áo em chưa mặc một lần (Hoài Linh), Xuân này con không về (Trịnh Lâm Ngân), Đêm buồn tỉnh lẻ (Bằng Giang – Tú Nhi), Vòng nhẫn cưới, Đêm lang thang, Không giờ rồi (Vinh Sử), Hoa sứ nhà nàng của Hoàng Phương. Cố nhạc sĩ Trúc Phương được xem như là Vua Bolero giai đoạn này.[cần dẫn nguồn]
Theo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thì hai thể điệu chính của Nhạc vàng là bolero và slow rock. “Người đầu tiên nghĩ ra bolero là Lam Phương rồi Trúc Phương”, và “Dòng nhạc bolero không hiếm những bài hát kiểu kể chuyện như: Hàn Mặc Tử, Màu tím hoa sim, Lan và Điệp… Bolero của Việt Nam khác bolero của Tây Ban Nha hay Nam Mỹ. Bolero Việt Nam rất chậm. Nam Mỹ, Tây Ban Nha lẹ hơn, gần như rhumba….”
Tại miền Bắc, thời kỳ chia đôi đất nước không ghi nhận có bài hát theo điệu Bolero nào, ngoại trừ bài Đôi bờ (nhạc Nga) được dịch sang tiếng Việt, và sau này tìm thấy bài Thuở trâm cài của Đoàn Chuẩn. Sau 1975, một số nhạc sĩ cách mạng và thế hệ sau đó có vận dụng điệu bolero khi sáng tác, nhưng số lượng bài theo điệu này rất ít, như Trần Hoàn, Thuận Yến, Nguyễn Trọng Tạo, An Thuyên, Vũ Hoàng, Thế Hiển,…
Hiện tại, Bolero Việt Nam vẫn đang được nhiều tầng lớp dân chúng yêu thích và phát triển. Nhiều nhạc sĩ sáng tác trước 1975 tiếp tục sáng tác mạnh như Anh Bằng, Giao Tiên, Nhật Ngân, Thanh Sơn, Tú Nhi (Chế Linh), Vinh Sử… Bên cạnh đó các nhạc sĩ trẻ cũng đang tiếp nối với chủ đề tình yêu, âm hưởng dân ca Nam Bộ như Sơn Hạ, Hồng Xương Long, Minh Vy, Tô Thanh Sơn, Thái Hoàng,… chỉ số ít bài theo điệu Bolero, đây là đặc điểm khác giai đoạn trước. Giai điệu Bolero còn hay được bên Phật giáo sáng tác tuyên truyền Phật giáo, nhất là chủ đề hiếu thảo.