Description
Thương hiệu | TEAC |
Model | TEAC UD-503 |
Xuất xứ | |
Dòng | |
Thiết kế | Bộ giải mã DAC |
Dải tần | |
Mầu sắc | |
Trọng lượng | |
Kích thước (H x W x D) | |
Giá | Liên hệ |
Dải trầm sâu và nhanh, âm thanh khô mộc, chính xác, âm bass sấu lắng và mạnh mẽ, tiếng treble rõ ràng và cao vút
Rất kén khi phối ghép và chỉ phù hợp với 1 số dòng nhạc chũ tình
Uyển chuyển mềm mãi hài hòa dễ nghe phù hơp với dòng nhạc trữ tình pop, blues
GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
Giới thiệu bộ giải mã TEAC UD-503
TEAC là một thương hiệu đã quen thuộc với cộng đồng người chơi âm thanh ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. TEAC nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực liên quan đến âm thanh như đầu CD, DAC, AMP và sở hữu TASCAM – một tên tuổi lớn trong ngành thu âm. Với kinh nghiệm hơn 60 năm nghiên cứu và phát triển, các sản phẩm của TEAC luôn có chất lượng tốt, độ bền cao. UD-503 và NT-503DAB là hai thành viên mới nhất trong số các sản phẩm cao cấp cho mục tiêu tham chiếu của TEAC, được thiết kế để phù hợp với tai nghe hoặc các dàn loa hi-fi thực thụ.
Thiết kế bộ giải mã TEAC UD-503
Thiết kế của UD-503 vẫn tương đối giống như UD-501 trước đây, các điểm nội trội như kiến trúc dual-mono, cùng việc tích hợp cả mạch ampli tai nghe vẫn được giữ nguyên, và các kết nôi balanced cũng như unbalanced thường gặp.
Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý, TEAC đã nâng cấp dòng USB DAC này với chip AKM Verita AK4490 thuộc phân khúc cao cấp nhất hiện nay, thường chỉ xuất hiện ở các thiết bị hi-end như máy nghe nhạc Astell & Kern AK380, và nổi bật với việc hỗ trợ xử lý nhạc PCM 32bit/394kHz và DSD256. Bên cạnh đó, phần kết nối USB nhận tín hiệu của UD-503 được TEAC đầu tư rất kỹ lưỡng.
TEAC cũng thiết kế UD-503 với kiến trúc dual-mono thực thụ, tức là tách biệt kênh âm thanh trái/phải từ phần cấp nguồn cho tới đầu ra tín hiệu kỹ analog, chỉ sử dụng chung một số thành phần nhỏ cũng như vỏ bên ngoài. Một bộ cách ly kỹ thuật số cũng được sử dụng để ngăn chặn nhiễu ảnh hưởng tới phần nguồn. Ngoài ra, UD-503 có thể sử dụng như pre-amp với một hệ thống loa hi-fi do được trang bị cả cổng RCA. Và mạch tải dòng cao (HCLD) sẽ hỗ trợ tất cả cổng kết nối, cũng như chế độ Active GND.
Một trong những điểm được ưa chuộng nhất ở UD 503 chính là các bộ lọc FIR của nó. DAC DIY của VN hiện chỉ cố gắng làm phần nguồn – giải mã – rồi tầng đệm cho thật tốt, mà thiếu phần xử lý lọc số này đâm ra làm mãi không lên đỉnh được.
Teac xử lý các vấn đề của chip giải mã bằng bộ lọc số, không phải chỉ bằng 1 cách mà bằng tới 4 cách. Khi ta chọn mỗi kiểu lọc khác nhau sẽ nghe được một dạng âm thanh khác nhau (FIR SHARP, FIR SLOW, SDLY SHARP, SDLY SLOW) cho nên với mỗi loại nhạc – hay tuỳ cảm hứng lúc đó, chúng ta có thể chọn bộ lọc để ra chất âm tương ứng. Cũng có thể xem như có 4 con DA trong 1 vỏ vậy. Hiển nhiên sự khác biệt của các bộ lọc số không quá lớn, nhưng đủ để nhận ra sự khác biệt.