Vài kinh nghiệm ráp ampli đèn

Tự ráp lấy một chiếc ampli để một công việc đầy khó khăn nhưng nó cũng mang lại sự hứng thú không gì sánh được. Trong bài viết này, chúng tôi xin tro đổi một số kinh nghiệm đúc rút được qua thực tiễn nhiều năm. Hy vọng các bạn mới tập ráp ampli học hỏi được một vài điều bổ ích.

CHỌN CÔNG SUẤT AMPLI
Công suất ra của ampli đèn chủ yếu phụ thuộc vào cặp loa mà bạn đang sử dụng. Nếu loa có độ nhạy thấp khoảng 87 – 90dB, hoặc trở kháng dưới 8 ohm, bạn nên chọn ampli có tầng công suất đẩy kéo với công suất ra từ 30W – 50W. Nếu loa có độ nhạy cao, từ 92 – 97dB hoặc hơn nữa, một chiếc ampli single-end sẽ là “đối tác” phù hợp nhất.
Với tầng công suất đẩy kéo, bạn có thể chọn đèn 6V6, 6L6, EL-34, KT-88… hoặc các loại đèn tương đương. Với mạch single-end, nếu mới tập ráp, bạn có thể dùng các loại đèn nói trên. Khi đã thành thạo, bạn hy chuyển qua các loại đèn đốt trực tiếp như 300B, 845… Đèn đốt trực tiếp có âm thanh khá quyến rũ nhưng khó lắp hơn đèn đốt gián tiếp. Đèn đốt trực tiếp phần lớn được ráp kiểu single-end, nhưng bạn cũng có thể ráp kiểu đẩy kéo để khai thác công suất lớn hơn.

THIẾT KẾ SƯỜN MÁY (CHASSIS)
Sườn máy là nơi gá lắp các linh kiện của ampli  nên yêu cầu phải chắc chắn. Bạn có thể làm sườn máy bằng các chất liệu phi kim như gỗ, baketlit, phíp… Inox đẹp nhưng hơi cứng, khó gia công nếu bạn tự làm lấy ở nhà. Đồng là chất liệu tuyệt vời. Nhôm và sắt cũng tốt mà giá lại rẻ hơn đồng. Nếu biến áp nguồn và biến áp ra cùng đặt trên chassis, chassis phải dày tối thiểu 2,5 – 3mm, ty kích cỡ bề mặt chassis.
Một số nguyên tắc sau đây bạn cần nhớ khi thiết kế các linh kiện trên mặt của ampli đèn: * Trước khi quyết định vị trí các linh kiện trên chassis, cần tập hợp các linh kiện chính như biến áp, cuộn cảm, tụ lọc, đèn.. để xác định được các số liệu về hình dng, kích thước của chúng, từ đó có cách bố trí thích hợp trên mặt máy.
* Đặt bộ biến áp nguồn cách xa hẳn khu vực đầu vào và khu vực đèn tiền khuếch đại là những nơi nhạy cảm nhất.
* Đặt cuộn cảm lọc nguồn xoay 90 độ so với biến áp nguồn.
* Cố gắng xây đựng sơ đồ lắp ráp để dây nối giữa các linh kiện càng ngắn càng tốt
* Khoảng cách giữa dây xoay chiều AC và dây tín hiệu càng xa càng tốt. Nếu chúng buộc phải giao nhau, nên cho chúng đi vuông góc với nhau.
* Khi phân phối điện áp sợi đốt, không nên nối các đế đèn thành hàng nối tiếp mà nên dùng loại đầu nối để mô đế đèn có một đường điện riêng.
* Vơ vỏ máy bằng sắt thép, d chúng có thể nhiễm từ nên bạn hy gắn biến áp vô vành cao su để tránh rung máy. Lưu ý đừng quên nối biến áp với dây mát của chassis.

PHƯƠNG PHÁP NỐI ĐẤT
Dùng cách “nối đất một điểm”, tức là sơ đồ điện chỉ tiếp xúc với chassis tại một điểm duy nhất. Mỗi điểm nối đất trong các mạch điện được nối với các điểm này bằng những sợi dây riêng biệt.
Tạo ra mỗi tầng khuếch đại một điểm nối đất riêng. Những điểm này sẽ được nối với điểm nối đất chung của chassis, tức là nối đất từ đầu vào RCA, trở thoát lưới, tụ thoát cathode… thành một điểm nối đất của tầng khuếch đại đó. Ở tầng tiếp theo, những linh kiện lại có điểm nối đất riêng của tầng đó… Tất cả những điểm này nối riêng biệt với điểm nối đất chung vào chassis.
Cực âm của tụ điện lọc nguồn đầu tiên được nối trực tiếp với điểm nối đất của chassis. Tụ lọc cuối cùng (cấp cao áp cho tầng công suất hoặc tiền khuếch đại) sẽ nối với điểm nối đất của tầng đó để rút ngắn đường đi của tín hiệu qua khu vực nguồn.
Đừng quên nối một bên cuộn thứ cấp của biến áp ra với đất. Điều này có thể cứu những chiếc loa quý của bạn khi biến áp ra bị rị hoặc chập.

CHỌN LINH KIỆN CHO AMPLI
Chất lượng của một ampli đèn bên cạnh một thiết kế tốt còn đặc biệt phụ thuộc vào chất lượng linh kiện sử dụng. Chọn linh kiện tốt, lắp ráp đúng, chưa cần có tay nghề thành thạo đã có thể đạt được yêu cầu. Linh kiện kém, dù sơ đồ có  tốt đến đâu cũng không thể có âm thanh hay.

Vài kinh nghiệm ráp ampli đèn

CHỌN TỤ, TRỞ, CHIẾT ÁP
Mỗi loại tụ, trở có “âm thanh” riêng của chúng. Tùy theo khả năng bạn có thể chọn các linh kiện sao cho hợp túi tiền. Với các bạn mới tập ráp, chỉ cần điện trở loại thông thường có công suất 1 – 2W là được. Với những bạn đã ráp quen, để có âm thanh ấm, ngọt ngào đặc trưng cho ampli đèn… bạn nên chọn trở Kiwame, Allen Bradley, hoặc tốt nhất là Riken Ohm của Nhật. Với tụ nối tầng, bạn có thể chọn tụ đầu, âm thanh sẽ “chậm” và ấm. Nếu muốn âm thanh “tươi” hơn, bạn có thể dùng tụ polypropylen. Theo kinh nghiệm của nhiều người, tụ đầu của Jensen v Audio Note l tốt nhất, cịn dịng tụ polypropylen, Howvland Musiccap được nhiều ngườin đánh giá cao.
Đối với tụ hóa loc nguồn, BlackGate là đầu bảng, kế đến tụ Elna Cerafine. Tuy nhiên 2 loại tụ này khá đắt tiền, với các bạn mới tập ráp, có thể sử dụng các loại tụ hóa thông thường bày bán khá sẵn, sau này có thể nâng cấp dần. Chú ý tụ phải có điện áp làm việc cao hơn điện áp thực tế trong mạch tối thiểu 20% thì mới an tồn.

CHỌN BIẾN ÁP CHO AMPLI ĐÈN

Biến áp là linh kiện to và nặng nhất trong ampli đèn và cũng là linh kiện quyết định nhiều nhất đến chất lượng của ampli đó. Trong điều kiện nghiệp dư, bạn có thể thuê hoặc tự quấn lấy biến áp nguồn.
Biến áp nguồn khi quấn nên căn cứ vào nhu cầu điện áp và dòng điện của các loại đèn và tầng khuếch đại để quấn cho đúng và đủ. Về điện áp ra, cần khá chính xác (có thể sai số 5%). Nên chọn loại  dây quấn đủ to để dòng điện cấp được ổn định, không bị sụt thếm khi vặn volume lớn. Dòng điện và công suất cho biến áp nguồn, theo kinh nghiệm, nên chọn lớn hơn mức khai thác dự kiến tối thiểu 1,3 lần (để trừ những sai sót, tổn hao khi khi bạn tự quấn lấy). Riêng biến áp xuất âm, đây là thành phần quan  trọng bậc nhất, là “trái tim” của ampli đèn, chúng tơi khuyên bạn nên dùng biến áp chính hng. Biến áp xuất âm hiện nay có nhiều loại, với chất lượng và giả cả khá chênh lệch. Những tên tuổi như Tango, Tamura (Nhật), Magnequest (Mỹ)… đã được nhiều người biết đến, nhưng giá của chúng khá cao. Trong số những biến áp vừa ti tiền, biến áp của hãng James (Đài Loan) được đánh giá cao và được coi là sự lựa chọn hợp lý nhất cho các ampli đèn tự ráp.