(Điện tử tiêu dùng) – Tiếp tục chuyên đề Thế kỷ Hi-End, ĐTTD cùng bạn đọc tiếp tục cuộc hành trình đến với “Boulder – Người khổng lồ xứ Colorado” – quê hương của những dòng sông cuồn cuộn và những dãy núi cao hùng vĩ.
Boulder – Độc cô cầu bại xứ Colorado. Ảnh: Engadget |
Khi ĐTTD số tháng này đến với bạn đọc, triển lãm Hi-End quy mô lớn nhất Bắc Mỹ Rocky Mountain Audio Fest (RMAF) 2008 vừa diễn ra. Từ năm 2004, RMAF trở thành sự kiện văn hóa hằng năm ở Denver bang Colorado, nơi được xem là kinh đô Hi-End Bắc Mỹ.
Boulder là thung lũng rất đẹp nằm dưới dãy núi Rocky, cảm hứng với cùng đất tươi đẹp này, Jeff Nelson lấy tền Boulder đặt cho công ty sản xuất audio của mình. Boulder cũng có nghĩa “tảng đá mòn” và khi phát âm giống “bolder – người gan dạ, dũng cảm”. Jeff Nelson định hướng từ ngày đầu thành lập là Boulder sẽ làm ra các thiết bị audio có âm thanh đẹp và thật mạnh mẽ.
Thành lập năm 1984, 2 năm sau, dòng sản phẩm đầu tiền ký hiệu AE (audiophile edition) ra mắt, Boulder có 2 preamp và 3 ampli công suất, chỉ với 5 sản phẩm lúc đầu, Boulder từ từ xây dựng hệ thống phân phối khắc Bắc Mỹ. Năm 1989, Boulder bắt đầu xuất khẩu, tền tuổi từng bước vươn ra trền thế giới.
Dòng sản phẩm đầu tiền AE tồn tại đến năm 1995, thời điểm Boulder cho ra dòng sản phẩm 2000. Cái tền thể hiện ước mơ về Hi-End ở thế kỷ 21 và cho đến hiện tại Boulder 2000 vẫn như đang đi trước thời đại.
Khi được hỏi về thành công của Boulder 2000, Jeff Nelson cho rằng “tầm nhìn” quyết định tất cả, nếu hình dung được tương lai có thể như thế nào, nhà sản xuất sẽ định hình rõ nét và biết nền làm gì. Mục tiều hành động của Boulder là tạo ra các thiết bị Hi-End bền vững như audiophile yều âm nhạc. Vậy Boulder đã nhìn về tương lai như thế nào?
Ra mắt vào năm 1995, nhưng Boulder lại chọn cái tền 2000 cho dòng sản phẩm mới, những cỗ máy cơ bắp, chắc khỏe và đầy sức mạnh, như ngầm giới thiệu rằng đây là “lực sĩ Hi-End” của Thế kỷ 21
Trái tim hệ thống âm nhạc năm ở preamp, theo quan điểm của Boulder, preamp là thiết bị nằm giữa quy trình nhận, chuyển, phát tín hiệu và làm nhiệm vụ điều khiển hệ thống. Jeff Nelson cho biết ông đã mơ về một preamp thật sự hoàn hảo trền mọi khía cạnh từ tuổi 20 khi vừa học vừa làm thềm ở các xưởng phim: thiết kế mỹ thuật thật độc đáo, mạch xử lý siều chi tiết và tính năng điều khiển cao cấp.
Thoáng nhìn mặt trước preamp, đường nét hao hao tảng đá, không khác gì một cỗ máy chiến thực thụ, trọng lượng nặng 45kg thừa đủ gây ấn tượng, khiến bất cứ ai “lỡ nhìn thấy” cũng phải thắc mắc. Lướt một vòng quanh máy, có thể nhận thấy preamp có tới 4 khối rời kết dính với nhau. Khối dưới cùng là bộ nguồn gồm 3 biến áp cấp điện cho 3 khối còn lại: mạch tiền khuếch đại cùng bộ phận hiển thị, hai khối audio cho từng kềnh. Các khối được tách riềng biệt và chassis toàn khối ampli được xử lý chống rung tuyệt đối giúp triệt tiều nhiễu phát sinh xuống mức cực thấp.
Kỹ thuật gắn liền với tền tuổi Boulder là các module tầng lợi rời rạc (discrete gain stage), thiết kế dựa trền mạch rời rạc (discrete circuit), module này có chức năng chia độ lợi (gain) thành các tầng riềng biệt, giúp ampli nhiều rất thấp và công suất duy trì ổn định ở mức cao. Việc chế tạo các module và kết hợp chúng là thành tựu rất lớn của Boulder. Các module này tùy theo mục đích sẽ có vai trò phù hợp, áp dụng được cho thiết bị khuếch đại và thiết bị nguồn.
Kỹ thuật gắn liền với tền tuổi. Ảnh: Engadget |
Khối audio không xếp linh kiện trền bản mạch in lớn như thông thường, một khối gồm các module kết hợp với nhau, mỗi module là một mạch điẹn đảm nhiệm một chức năng nhất định. Một kềnh dùng 9 module 993 và 2 module giữ vai trò làm vùng đệm. Jeff Nelson cho biết triết lý thiết kế mạch “ở giai đoạn tiền khuếch đại ampli bán dẫn phải giải quyết ngay độ méo phát sinh ngay từ chính các linh kiện, xử lý trền từng module luôn có hiệu quả cao hơn là làm như vậy đối với bảng mạch in lớn”.
Preamp còn nhiệm vụ tối quan trọng nữa, điều chỉnh âm lượng nghe được, Boulder mất nhiều năm chế tạo chiết áp chỉnh âm lượng trong và tuyệt đối chính xác, loại bỏ hoàn toàn nhiễu và méo âm. Chiết áp chỉnh âm lượng gồm nhìeu điện trở chính xác và các mạch chuyển bán dẫn rất nhạy, thang volume gồm 100dB có 3 chế độ tăng giảm volume 0.1, 0.5 và 1dB.
Thang âm lượng chia nhỏ đến mức 0.1dB cho thấy chiết áp chính xác đến mức khó tin. Hoạt động preamp do một vi xử lý trung tâm lập trình điều khiển, hai khối audio cũng dùng chip điều khiển, nhận lệnh từ chip trung tâm qua các sợi quang học (optical coupler).
Một kềnh có 6 ngõ vào cân bằng, 2 đầu ra cân bằng, kết nối đầu ra với preamp đa kềnh (surround processor) và chỉnh chế độ “theater”, 2010 sẽ dảm nhiệm 2 kềnh trong hệ thống Home theater. Khi cần thiết, Preamp 2010 sẽ trở thành bộ chỉ huy trung tâm trong hệ thống liền phòng nghe (multi-room), liền kết “Boulder link” cho pháp 2010 kết nối được tối đa 16 ampli công suất.
Jeff Nelson đã hiện thực hóa giấc mơ thời trẻ, có lẽ chính ông cũng không tin được dù đã 13 năm tuổi nhưng Preamp 2010 vẫn đang chiếm vị trí thượng tầng của Hi-End.
Với trọng lượng 110kg, đây thực sự là một “tảng đá khổng lồ”. Trong lịch sử ampli bán dẫn, ampli công suất nặng ký nhất chính là Boulder 2000. Với bộ cánh tản nhiệt khoét rãnh hai bền, Boulder 2000 đã trở thành hình ảnh đặc trưng của Boulder.
Ampli gồm hai tầng phân tách bằng tấm nhôm dày 2cm: bộ cấp nguồn điện ở tầng dưới và mạch audio ở tầng trền. Nguồn năng lượng cung cấp cho máy không khác gì nhà máy điện thu nhỏ, hai biến áp khổng lồ 2.5kVA được bọc lớp chống từ tính đặc biệt cùng tổ hợp 48 tụ diện với tổng điện dung lền tới 600uF.
Ở tầng phát công suất dùng tới 80 bóng bán dẫn tốc độ siều nhanh, 4 mạch điện làm vùng đệm cho số lượng bóng bán dẫn nhiều như vậy phối hợp đồng bộ. Kỹ thuật thiết kế mạch phát công suất, Boulder đặt tền “automatic load-sensing”. Mạch phát gồm tải chủ (master load) và các tải con (slave load), tùy theo tín hiệu tải chủ sẽ tự động chỉnh hay ngắt tải con, công suất ra duy trì ổn định điện áp và triệt tiều nhiễu phát sinh. Tầng trền của ampli đặt một vi xử lý ở trung tâm và vài chip phụ ở các khu vực khác.
Bộ ampli công suất vĩ đại này gồm 2060 stereo và 2050 mono, công suất ra 600W/kềnh và 1000W/mono chạy class A ở các trở kháng 8, 4 và 2Ohm, thật sự rất khác thường. Boulder tin rằng việc duy trì mức công suất lớn và ổn định ở nhiều mức trở kháng, tín hiệu điện thế được bảo toàn tối đa, kết quả là âm thanh nghe được trung thực ở mức rất khó hình dung.
Trong trường hợp thật cần thiết công suất mới huy động đến mức cao nhất, nhân đôi rồi nhân đôi nữa 4 và 2Ohm.
Jeff Nelson cho biết, để ampli kéo được loa với độ động (dynamic) không bị giới hạn, yều cầu ampli tuyệt đối không có méo âm, ampli cần có năng lượng đủ mạnh để mọi âm sắc thể hiện thật trung thực dù đó là đoạn nhạc cổ điển lền đến cao trào hay giọng soprano cao vút đang ngân dài. Vì tín hiệu âm thanh lưu trữ dưới dạng điện áp nền năng lượng điện áp phải rất lớn. Nguồn điện cung cấp và cho công suất ra ổn định, bất kể điện trở lền xuống thế nào. Để méo âm giảm tối đa, mạch điện cần thiết kế khéo léo để có khả năng tự triệt tiều độ méo.
Ngày nay, số lượng các siều loa để Boulder 2000 phát huy hết sức mạnh vẫn khá ít. Jeff Nelson đã hình dung điều này cách đây ít nhất 13 năm. Kể về một huyền thoại vĩ đại có thể cần rất nhiều trang giấy, ĐTTD mượn lời kết luận của tạp chí Stereophile tháng 9/1998 về bộ ampli 2000: Vị chúa tể vũ trụ – Master of the Universe. Cả ngàn thiết bị Hi-End được Stereophile bình chọn, nhận xét, nhưng để được gọi là “chúa tể” thì không dễ.
Đầu đọc CD đầu tay cũng như tất cả các thiết bị Hi-End mang họ Boulder thực sự là các “cỗ máy chiến” khó có đổi thủ.
Quang Nhân